banner_2021_1_

Nhập khẩu giấy kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019

Ngày 10-09-2019

 

Sau khi suy giảm cả lượng và trị giá trong tháng 6/2019, thì nay sang tháng 7/2019 nhập khẩu giấy đã tăng trở lại, 24,0% về lượng và 23,1% về trị giá so với tháng 6/2019, đạt 189,22 nghìn tấn, trị giá 173,48 triệu USD.

nhpkhugiy

Nâng lượng giấy nhập khẩu từ đầu năm tính đến hết tháng 7/2019 lên 1,10 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 3,7% về lượng và giảm 3,9% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Việt Nam nhập khẩu giấy chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, chiếm 28% tổng lượng giấy nhập khẩu, tuy nhiên so với cùng kỳ tốc độ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á đều suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 12,31% và 13,91%, tương ứng với 309,53 nghìn tấn, trị giá 327,54 triệu USD, giá nhập bình quân 1058,16 USD/tấn, giảm 1,83% so với cùng kỳ năm 2018.

Với vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, Trung Quốc đại lục là thị trường lớn cung cấp giấy cho Việt Nam, chiếm 21,78% thị phần, đạt 240,49 nghìn tấn, trị giá 210,26 triệu USD, tăng 12,5% về lượng và tăng 9,45% về trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 874,31 USD/tấn, giảm 2,71%. Riêng tháng 7/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Trung Quốc 42,76 nghìn tấn giấy các loại, trị giá 37,87 triệu USD, tăng 25,09% về lượng và 21,80% về trị giá so với tháng 6/2019, giá nhập bình quân giảm 2,63% tương ứng với 885,61 USD/tấn.

Đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc đại lục là Hàn Quốc với 174,60 nghìn tấn, trị giá 164,43 triệu USD, giảm 3,71% về lượng và 0,7% về trị giá so với cùng kỳ 2018, giá nhập bình quân 941,73 USD/tấn, giảm 3,71% về lượng và 0,7% trị giá, giá nhập bình quân tăng 3,13%. Tính riêng tháng 7/2019 cũng đã nhập 26,91 nghìn tấn từ Hàn Quốc, đạt 25,79 triệu USD, tăng 18,06% về lượng và 18,06% trị giá so với tháng trước 6/2019.

Kế đến là các thị trường Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan (TQ), Thái Lan…

Đáng chú ý, 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu giấy từ thị trường Áo, tuy chỉ đạt 0,95 nghìn tấn, trị giá 549,18 nghìn USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 6,4 lần (tương ứng 537,58%) về lượng và gấp 2,6 lần (tương ứng 158,59%) về trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 578,09 USD, giảm 59,44%. Riêng tháng 7/2019 cũng đã nhập 98 tấn, trị giá 90,47 nghìn USD, giảm 15,52% về lượng nhưng tăng 63,66% trị giá so với tháng 6/2019, giá nhập bình quân 923,22 USD/tấn, giảm 15,52%; so sánh với tháng 7/2018 tăng gấp 3,9 lần (tức tăng 292%) về lượng và gấp 2,5 lần trị giá (tức tăng 152,42%), giá nhập bình quân giảm 35,61%. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng mạnh nhập khẩu giấy từ Thụy Điển, với lượng đạt 9,3 nghìn tấn, trị giá trên 9 triệu USD, tăng gấp 3,8 lần về lượng (tương ứng 282,54%) về lượng và gấp 3,1 lần (tương ứng 214,89%) về trị giá so với tháng cùng kỳ năm 2018.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu giấy từ thị trường Pháp, chỉ với 48 tấn, trị giá 95,65 nghìn USD, giảm 26,15% về lượng và 12,75% về trị giá so với 7 tháng năm 2018.

Thị trường cung cấp giấy 7 tháng năm 2019

Thị trường

7 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

240.498

210.268.854

12.5

9.45

Hàn Quốc

174.607

164.432.005

-3.71

-0.7

Nhật Bản

154.712

126.802.978

-13.57

-6.61

Indonesia

148.424

120.703.194

-9.99

-15.75

Đài Loan

110.798

68.818.959

-7.76

-10.06

Thái Lan

106.140

94.912.852

-14.89

-14.09

Malaysia

27.793

30.690.313

-23.93

-7.95

Ấn Độ

26.635

27.823.732

16.16

2.14

Singapore

24.209

79.010.809

8.88

-12.79

Phần Lan

13.531

14.857.763

-5.28

-4.02

Hoa Kỳ

13.198

14.280.786

12.29

16.08

Nga

12.981

11.369.729

4.36

-13.32

Thụy Điển

9.376

9.081.974

282.54

214.89

Italy

6.191

7.171.831

93.89

24.02

Đức

5.610

10.322.997

27.67

35.96

Philippines

2.972

2.223.770

-35.46

-20.27

Áo

950

549.189

537.58

158.59

Pháp

48

95.650

-26.15

-12.75

                        (*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: vinanet.vn

Bình luận

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 138
Trong tuần: 1063
Lượt truy cập: 1252368

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn