Làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hoạt động nghiên cứu phải gắn với ứng dụng và phát triển công nghệ, gắn với sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng khẳng định, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho khoa học công nghệ là đầu tư cho phát triển.
Dự án nghiên cứu vật liệu cứng gấp 8 lần thép của nhóm giảng viên, sinh viên trường ĐH Bách khoa vừa đạt giải Ba cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp công nghệ Asian Entrepreneur Award 2021.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu giấy các loại thế giới, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 26. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu liên tục được cải thiện, nhưng xuất khẩu mặt hàng giấy các loại của Việt Nam vào thị trường thế giới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Nhiều yếu tố cộng hưởng khiến các doanh nghiệp trong nước và FDI tìm cách mở rộng đầu tư, phát triển ngành hàng bao bì, đón cơ hội bứt tốc sau đại dịch.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2021, cả nước nhập khẩu trên 1,6 triệu tấn giấy các loại, tương đương trên 1,47 tỷ USD, giá trung bình 919,6 USD/tấn, tăng 23,7% về lượng, tăng 38% về kim ngạch và tăng 11,6% về giá so với 8 tháng năm 2020.
Ngày 22 tháng 9 năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030 (Đề án). Đề án là sự tiếp nối của "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020" do Bộ Công Thương chủ trì, được thực hiện từ năm 2007 - 2020.
Ưu điểm của giải pháp sản xuất tinh bột biến tính E1420 ứng dụng công nghệ vật lý siêu âm từ trường là giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và tiết kiệm năng lượng.