banner_2021_1_

Tổng quan về chức năng nhiệm vụ của các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương

Ngày 18-08-2021

Tính tới thời điểm hiện tại, có 11 Viện nghiên cứu trực thuộc sự quản lý của Bộ, bao gồm: Viện Năng lượng, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo, Viện Nghiên cứu Da giầy, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Viện Nghiên cứu Thiết kế Chế tạo Máy Nông nghiệp, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Luyện kim, Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học - Tự động hóa; Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu; Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương.

Bộ trưởng Bộ Công Thường làm việc với các viện nghiên cứu thuộc Bộ.

Tại thời điểm hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại tháng 8 năm 2007, Bộ Công Thương quản lý mạng lưới các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ gồm 11 Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ (09 Viện nghiên cứu chuyên ngành và 02 Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách), 12 Viện nghiên cứu trực thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90 và 91 và một số tổ chức khoa học và công nghệ tại các trường Đại học, Cao đẳng thuộc Bộ. Trong hơn mười năm qua, với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, đã dẫn đến nhiều thay đổi về phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, mô hình quản lý và hoạt động của nhiều đơn vị, trong đó có các tổ chức khoa học và công nghệ. 

Tính tới thời điểm hiện tại, có 11 Viện nghiên cứu trực thuộc sự quản lý của Bộ, bao gồm: Viện Năng lượng, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo, Viện Nghiên cứu Da giầy, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Viện Nghiên cứu Thiết kế Chế tạo Máy Nông nghiệp, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Luyện kim, Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học - Tự động hóa; Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu; Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương. Có 02 Viện nghiên cứu thuộc Bộ đã thực hiện cổ phần hóa (Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối) là Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp và Công ty Cổ phần Viện Nghiên cứu Dệt may.

Các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương đều là những tổ chức khoa học và công nghệ đầu ngành với bề dày lịch sử phát triển 35 ÷ 60 năm, như Viện Nghiên cứu Cơ khí (thành lập năm 1962), Viện Công nghệ Thực phẩm (thành lập năm 1967), Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo và Viện Nghiên cứu Dệt may (thành lập năm 1969). Đơn vị có tuổi đời non trẻ nhất là Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học - Tự động hóa cũng được thành lập từ năm 1985.

Các Viện nghiên cứu thuộc quản lý của Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ yếu gồm:

- Nghiên cứu và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ; nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các ngành và lĩnh vực về công nghiệp và thương mại;

- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong các lĩnh vực theo chuyên ngành của từng đơn vị;

- Cung cấp hoạt động tư vấn và dịch vụ KH&CN trong các lĩnh vực theo chuyên ngành (gồm: hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động phân tích, thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp của nguyên vật liệu, bán sản phẩm, sản phẩm, hoá chất; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị, máy móc thuộc dây chuyền công nghệ theo chuyên ngành, cung cấp thông tin khoa học công nghệ, v.v…);

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN (hợp tác với các tổ chức quốc tế, nước ngoài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, dịch vụ khoa học, công nghệ. v.v…);

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực KH&CN (Đào tạo nâng cao trình độ quản lý điều hành cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ; Đào tạo sau đại học cho các đối tượng có nhu cầu theo quy định của nhà nước);

- Chế tạo, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, thiết bị và phụ tùng trong các lĩnh vực theo chuyên ngành của từng đơn vị và các ngành, nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

bi_tng_quan_v_chc_nng_nv..._ngnh_cng_thng_a2 

Đánh giá chung, các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương đều là các Viện nghiên cứu đầu ngành có bề dày truyền thống; có lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ tương đối độc lập, gắn với các ngành, phân ngành lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý của Bộ (không có Viện nào trùng lặp về lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, song lĩnh vực nghiên cứu của tất cả các Viện cũng chưa bao phủ hết phạm vi quản lý của Bộ). 

Trong những năm qua, định hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm để nghiên cứu, mở rộng và tăng cường dịch vụ KH&CN, tăng cường sản xuất - kinh doanh đã thể hiện là định hướng đúng đắn, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tự chủ, cũng như sự phát triển của các Viện nghiên cứu thuộc Bộ. Nhờ đó, nhiều Viện có nguồn lực để từng bước phát triển tiềm lực KH&CN, tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng thời đảm bảo duy trì và nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động.

Nguồn: khcncongthuong.vn

Bình luận

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 234
Trong tuần: 990
Lượt truy cập: 1230561

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn