banner_2021_1_

Xuất khẩu giấy và sản phẩm tăng tháng thứ ba liên tiếp

Ngày 19-06-2019


Tháng 5/2019, xuất khẩu giấy và sản phẩm tiếp tục tăng trưởng, tính chung 5 tháng đầu năm đã đóng góp kim ngạch của cả nước 0,4%, trong đó hai thị trường Đức và Anh tăng mạnh nhập khẩu giấy và sản phẩm từ Việt Nam.

giy_cc_loi

Xuất khẩu giấy và sản phẩm kim ngạch trong tháng 5/2019 đạt 103,68 triệu USD, tăng 10,5% so với tháng 4/2019 – đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp.

Nâng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2019 lên 424,66 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam xuất khẩu giấy và sản phẩm chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, tỷ trọng xuất sang thị trường này chiếm 29,59%, sang các nước EU chỉ chiếm 1,13% tỷ trọng.

Trong top 10 thị trường xuất khẩu chủ lực giấy và sản phẩm từ giấy thì Mỹ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất 19,93%, đạt 84,65 triệu USD, tăng 51,13% so với cùng kỳ. Riêng tháng 5/2019 cũng đã xuất sang thị trường này 26,8 triệu USD giấy và sản phẩm, tăng 10,92% so với tháng 4/2019 và tăng 35,38% so với tháng 5/2018.

Với vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Mỹ, đạt 70,78 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tốc độ xuất sang thị trường này sụt giảm 22,05%. Tính riêng tháng 5/2019, cũng đã xuất sang Trung Quốc đại lục 20,87 triệu USD, tăng 40,54% so với tháng 4/2019, nhưng giảm 40,11% so với tháng 5/2018.

Kế đến là các thị trường Đài Loan (TQ), Campuchia) với kim ngạch đạt lần lượt 40,63 triệu USD; 36,76 triệu USD, tăng tương ứng 7,8% và 45,42% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu giấy và sản phẩm sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số thị trường này chiếm 76,47%, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Anh và Đức tăng mạnh, theo đó xuất sang Anh tăng gấp hơn 4 lần (tương ứng 303,62%) tuy chỉ đạt 2,77 triệu USD; xuất sang Đức tăng gấp 3,1 lần (tương ứng 210,04%) đạt 2,03 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, Philippines lại giảm mạnh nhập giấy và sản phẩm giấy từ Việt Nam, giảm 58,25% tương ứng với 5,65 tiệu USD, tính riêng tháng 5/2019 Philippine cũng giảm nhập từ Việt Nam 19,28% so với tháng 4/2019 và giảm 66,16% so với tháng 5/2018 chỉ với 1,23 triệu USD.

Thống kê TCHQ thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy 5 tháng 2019

Thị trường

T4/2019 (USD)

+/- so với T4/2091 (%)*

5T/2019 (USD)

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Mỹ

26.803.534

10,92

84.656.628

51,13

Trung Quốc

20.873.930

40,54

70.788.819

-22,05

Đài Loan

8.881.534

5,21

40.639.471

7,8

Campuchia

8.129.030

16,75

36.769.485

45,42

Nhật Bản

6.232.489

13,87

28.965.041

-16,5

Indonesia

3.641.378

-35,87

25.220.289

43,19

Thái Lan

3.885.776

-8,91

21.408.593

60,66

Singapore

4.437.176

16,63

17.336.483

4,95

Malaysia

3.353.493

-18,4

17.159.923

-12,93

Australia

3.330.208

22,5

14.847.218

26,06

Hàn Quốc

1.762.034

-12,56

9.448.609

15,2

Philippines

1.231.438

-19,28

5.654.413

-58,25

Hồng Kông (TQ)

1.221.673

41,2

4.618.893

47,89

Anh

721.260

7,89

2.775.879

303,62

Lào

698.381

36,71

2.139.006

23,72

Đức

502.927

-18,93

2.030.988

210,04

UAE

444.613

94,58

1.881.245

10,93

                 (*tính toán số liệu từ TCHQ)

Thông tin liên quan

Trung Quốc cấp phép nhập khẩu RCP lần thứ 8 trong năm 2019

Chính phủ Trung Quốc vừa ban hành đợt giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) lần thứ 8 cho năm 2019, với số lượng chỉ 5.940 tấn.

Lần cấp phép này, Chính phủ Trung Quốc chỉ trao cho hai công ty nhỏ. Tương tự như các đợt cấp phép từ thứ năm đến thứ bảy, khối lượng nhập khẩu cho đợt cấp phép mới giảm khoảng 37,5% so với hạn ngạch dự kiến đầu năm 2019. Laizhou Rutong Specialty Paper được cấp 5.250 tấn, Guangdong Tonli Customization được cấp phép nhập 690 tấn.

Tổng khối lượng cấp phép sau tám đợt năm 2019 là 8.238.995 tấn, so với cùng thời gian này năm 2018, Chính phủ Trung Quốc đã cấp tổng cộng 13 đợt giấy phép với tổng khối lượng là 10.844.135 tấn. Trong năm 2018, Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu tổng cộng 18,2 triệu tấn RCP. Dự báo tổng hạn ngạch nhập khẩu RCP năm 2019 của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 11-12 triệu tấn.

Nguồn: vinanet.vn 

Bình luận

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 191
Trong tuần: 1106
Lượt truy cập: 1254666

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn