banner_2021_1_

Hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong tổ chức KH&CN công lập

Ngày 17-02-2023

Theo Thông tư 19/2022/TT-BKHCN hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong tổ chức KH&CN công lập, các Tổ chức Khoa học và Công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của tổ chức. Khuyến khích thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định.

Đối tượng áp dụng Thông tư bao gồm các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Bên cạnh đó là các tổ chức KH&CN công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở giáo dục đại học; tổ chức KH&CN công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức KH&CN công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức KH&CN công lập thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ quy định của Thông tư này và các quy định của Đảng và của pháp luật liên quan để áp dụng cho phù hợp.

Tổ chức KH&CN công lập thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này có trách nhiệm lập hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý, chuẩn bị hồ sơ bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý và bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo quy định.

Thông tư quy định, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của tổ chức. Khuyến khích thành lập Hội đồng quản lý trong tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định.

Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tổ chức KH&CN công lập. Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề quan trọng của đơn vị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản lý.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Số lượng, cơ cấu, thành phần của Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định cụ thể trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, đặc thù của tổ chức KH&CN công lập. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý không quá 05 năm.

Về nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý, Thông tư chỉ rõ, các tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của tổ chức. Khuyến khích thành lập Hội đồng quản lý trong tố chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Thông tư này.

​Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề quan trọng của đơn vị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý có nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Cũng theo Thông tư, Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác, bao gồm các thành phần là: Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp hoặc đại diện cơ quan cấp trên của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; Đại diện một số đơn vị cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập về các lĩnh vực: kế hoạch, tài chính, tổ chức cán bộ, nghiệp vụ chuyên môn; 01 đại diện của cơ quan cấp trên khi cần thiết…

Số lượng, cơ cấu, thành phần của Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định cụ thể trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.

Ngoài ra, các nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản lý; tổ chức thực hiện; điều khoản thi hành cũng được quy định rõ trong Thông tư.

Nguồn: moit.gov.vn

Bình luận

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 22
Trong ngày: 253
Trong tuần: 1372
Lượt truy cập: 1456344

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn