banner_2021_1_

Khoa học Công nghệ & Môi trường

  • Nghiên cứu chế tạo giấy cuốn thuốc lá từ hỗn hợp bột giấy gỗ cứng và gỗ mềm tẩy trắng

    Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo giấy cuốn thuốc lá từ nguyên liệu bột giấy tẩy trắng gỗ mềm và gỗ cứng. Ðã xác định được điều kiện công nghệ thích hợp chế tạo giấy cuốn thuốc lá, sử dụng hỗn hợp gồm 30% bột giấy gỗ mềm và 70% bột giấy gỗ cứng, 25% CaCO3 làm chất độn; 0,5% tinh bột, bổ sung chất trợ cháy là 1,5% so với khối lượng bột giấy. Triển khai chế thử giấy cuốn thuốc lá ở quy mô thực nghiệm cho giấy định lượng 32,0 g/m2, độ thấu khí đạt 40,0 CU, độ trắng 88,0% ISO, tốc dộ cháy 50 ± 10 s/15 mm, độ bền kéo 127,87 cN/mm, độ bền xé 64,0 cNx4.
  • Sử dụng giá thể tự do MBBR xử lý nước thải trong sản xuất giấy bao bì

    Giá thể sinh học tự do (MBBR - Moving Bed Biofilm Reactor) đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải. Ưu điểm của phương pháp này là dễ áp dụng do không phải cải tạo phần cứng các hệ thống đang vận hành.
  • Công nghệ enzyme - triển vọng giúp giải quyết vấn đề năng lượng

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng enzyme có khả năng và triển vọng giúp giải quyết các vấn đề về năng lượng trở nên dễ dàng, với giá thành thấp hơn, đồng thời chất lượng và hiệu quả cao hơn.
  • Ứng dụng enzyme nâng cao hiệu quả sản xuất ngành giấy

    Những ứng dụng gần đây của công nghệ sinh học cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện công nghiệp sản xuất giấy theo hướng bền vững. 
  • Kết quả thử nghiệm chất keo tụ Polyaluminium Chloride xử lý nước thải giấy và bột giấy

    Chất keo tụ Polyaluminium Chioride gọi tắt là PAC có nhiều ưu điếm hơn so với hóa chất keo tụ thông thường (phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O, phèn sắt (FeSO4. 7H2O)...). PAC không làm đục nước khi dùng thừa hoặc thiếu, khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan củng các kim loại năng tốt hơn, không làm phát sinh hàm lượng SO42- ((hợp chất có độc tính đối với vi sinh vật) trong nước thải sau xử lý và đặc biệt là hiệu quả keo tụ và lắng trong > 4-5 lần. Tan trong nước tốt, nhanh hơn nhiều, ít làm biến động độ pH của nước nên không cần dùng NaOH hoặc H2SO4 đế điều chỉnh pH cũng vì đó mà ít ăn mòn thiết bị hơn.Nước thải của sản xuất bột giấy có nồng độ ô nhiễm cao. Các thông số ô nhiễm dao động trung bình trong khoảng 700-1200mg/l với COD và 100-450 mg/l với TSS và pH trong khoảng từ 6-9. Việc sử dụng các hóa keo tụ thông thường như phèn nhôm và phèn sắt đã mang lại hiệu quả tốt với TSS nhưhg chưa tốt đối với các chỉ tiêu độ màu và COD. Sau khi áp dụng thử nghiệm chất keo tụ thế hệ mới PAC trong xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy hiệu quả đạt được 88% với COD, 86 % đối với TSS và 81,2% với độ màu. PAC là chất trợ keo tụ có khả năng được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải giấy và bột giấy.
  • Ảnh hưởng của tỷ lệ trao đổi nước (VER) đến quá trình thành tạo bùn hạt hiếu khí từ bùn hoạt tính sinh học của nhà máy liên hiệp bột và giấy

    Hiện nay, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải đang là vấn đề quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trong đó, bùn hạt hiếu khí là công nghệ xử lý mang lại hiệu quả tốt hơn bùn hoạt tính với nước thải có nồng độ hữu cơ cao. Sử dụng nguồn nước thải và bùn hoạt tính ở bể xử lý sinh học hiếu khí của nhà máy sản xuất liên hợp bột và giấy (Tổng công ty Giấy Việt Nam), nhóm nghiên cứu đã nuôi tạo thành công bùn hạt hiếu khí trong bể phản ứng hiếu khí luân phiên theo mẻ (Sequencing batch reactor - SBR) với thời gian lưu 4 giờ, vận tốc cấp khí 3 lít/phút (tương ứng vận tốc khí nâng là 2cm/s) và tỷ lệ thể tích nước thải trao đổi theo mẻ (Volume exchange ratio -VER) ở 03 mức là 30, 60 và 80%. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng với VER 60%, sau 18 ngày vận hành hệ thống bùn hạt đã hình thành với kích thước 1mm và tăng dần đến 2 - 2,5mm sau 40 ngày. Bùn hạt tạo thành có khả năng xử lý COD đạt hiệu suất trên 96%; tốc độ lắng nhanh đạt 48m/h với chỉ số lắng SVI là 58ml/g vào ngày thứ 38. Như vậy, so với bùn hoạt tính, bùn hạt hiếu khí có thời gian lắng nhanh hơn, hiệu quả xử lý cao hơn.
  • Bao bì phân hủy sinh học - Sự lựa chọn cho thế kỷ XXI

    Bao bì giấy vốn dĩ là loại bao bì truyền thống, đã đồng hành với người tiêu dùng từ lâu và đang chiếm giữ một vị trí quan trọng xã hội hiện đại. 
  • Ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật và enzyme trong bóc vỏ gỗ nguyên liệu - giải pháp tân tiến hiệu quả để tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng nguyên liệu giấy

    Như đã biết, vỏ cây có thể chiếm tới 25% khối lượng của cây, tùy thuộc vào loài cây, độ tuổi và điều kiện lập địa. Đường kính thân cây càng lớn, khối lượng vỏ càng nhiều. Cây càng lớn, tỉ lệ tương đối về khối lượng của vỏ so với khối lượng của cây càng thấp. Điều kiện sinh trưởng kém (đất khô cằn, khí hậu nóng hoặc quá lạnh, …), khối lượng vỏ càng lớn. 
  • Keo chống thấm bề mặt giấy “Made In Vietnam”: Ưu điểm vượt trội

    Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm thực hiện thành công Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhũ tương copolyme styren acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp”.
  • Giấy bao gói thực phẩm khô "Made in Vietnam": Đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu

    Nằm trong khuôn khổ Chương trình quốc gia phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương quản lý, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã được giao chủ trì thực hiện Dự án “Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất giấy bao gói chất lượng cao dùng cho thực phẩm dạng khô”.
« 1 2 3 4 6 8 9 10 11 » ( 11 )
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 63
Trong tuần: 639
Lượt truy cập: 1374539

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn