banner_2021_1_

Công nghệ Bột giấy và Giấy

  • Nghiên cứu sử dụng xơ sợi từ bã sắn cho sản xuất giấy bìa cứng

    Các sản phẩm của ngành giấy là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số đã dẫn đến giảm nhu cầu sử dụng giấy in báo, nhưng lại mang đến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc giấy bao bì, hộp giấy. Cùng với sự phát triển của công nghiệp và đời sống văn hóa xã hội, trong tương lai gần, nhu cầu về các sản phẩm giấy vẫn tiếp tục gia tăng, do vậy công nghiệp giấy thế giới và trong nước sẽ gặp những khó khăn nhất định về nguồn nguyên liệu.
  • Cận cảnh quy trình ‘hô biến’ phân voi thành giấy tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

    Nếu như trước đây, phân voi chỉ có thể bỏ đi hoặc ủ làm phân bón thì mới đây, một nhóm nghiên cứu của Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã thành công sản xuất giấy từ phân voi.
  • Sản xuất protein đơn bào từ phụ phẩm ngành giấy và ứng dụng sản xuất thức ăn chăn nuôi

    Vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất protein đơn bào từ nguồn phụ phẩm ngành giấy và ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi”. Đây là nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, do PGS.TS. Lê Quang Diễn, Đại học Bách Khoa Hà Nội làm chủ nhiệm.
  • Giải quyết "bài toán" nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất giấy

    Bộ Công Thương vừa tiến hành nghiệm thu nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/năm”.
  • Sản xuất thành công protein đơn bào từ nguồn phụ phẩm ngành giấy

    Ngày 13/1/2022, Đoàn công tác Bộ Công Thương đã thực hiện thẩm định sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất protein đơn bào từ nguồn phụ phẩm ngành giấy và ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi” thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020. Đây là nhiệm vụ do PGS.TS. Lê Quang Diễn làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì là Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Công nghệ tẩy trắng trong công nghiệp giấy và bột giấy

    Bài báo đánh giá thực trạng và xu hướng công nghệ tẩy trắng trong ngành công nghiệp bột giấy và giấy Việt Nam. Công nghệ sử dụng trong sản xuất công nghiệp một trong những yếu tố quyết định hướng đi, hiệu quả kinh tế môi trường, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành. Trên cơ sở tìm hiểu hiện trạng công nghệ tẩy trắng bột giấy trong ngành công nghiệp giấy trong và ngoài nước, từ đó xác định được xu hướng ưu tiên trong tẩy trắng bột giấy. Công nghệ tẩy trắng không Clo nguyên tố ECF (Elementary Chlorin Free) hay cao hơn là công nghệ TCF (Total Chlorin Free) cùng với thông số điều kiện công nghệ, kỹ thuật kèm theo sẽ chiếm nhiều ưu thế trong công nghệ tẩy trắng bột giấy giai đoạn 2021 - 2035.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng sản xuất giấy bao bì công nghiệp bằng các giải pháp kỹ thuật và quản lý vận hành

    Vừa qua, Bộ Công Thương đã tiến hành nghiệm thu nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/năm”. Đây là nhiệm vụ thuộc Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô chủ trì thực hiện.
  • Giấy từ vỏ sò

    Nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã nghĩ đến sử dụng vỏ ngao, sò là nguyên liệu sản xuất giấy thân thiện môi trường. 
  • Đổi mới công nghệ và kỹ thuật trong tiến trình tái cơ cấu ngành công nghiệp giấy Việt Nam

    Đánh giá thực trạng công nghiệp giấy Việt Nam phục vụ tái cơ cấu ngành cho thấy, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghiệp giấy là một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành. Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành công nghiệp giấy trong và ngoài nước, đã xây dựng được định hướng ưu tiên và các giải pháp ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật trong ngành công nghiệp giấy giai đoạn đến năm 2030.
  • Tổng hợp nanochitosan và ứng dụng cho xử lý bề mặt giấy

    Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp nanochitosan bằng phương pháp tạo gel ion từ chitosan thương phẩm sử dụng tác nhân gel ion hóa tripolyphosphate (TPP) và ứng dụng cho xử lý bề mặt giấy. Đã xác định được điều kiện công nghệ chế tạo nanochitosan kích thước hạt 10-30 nm, trong môi trường axit axetic 1-2%, tỉ lệ (rắn:lỏng)(2:100), thời gian phản ứng của nanochitosan với tripolyphosphate theo tỉ lệ khối lượng (1/2) trong 1-3 giờ. Ứng dụng nanochitosan cho xử lý bề mặt giấy bao bì chế tạo từ bột giấy kraft gỗ mềm không tẩy trắng, theo phương pháp gia keo bề mặt bằng tinh bột oxi hóa với tỉ lệ bổ sung 10% so với khối lượng tinh bột, đã nâng cao độ chống thấm nước, độ bền xé và độ chịu bục cho giấy. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng công nghệ sản xuất giấy tráng phủ vật liệu nano sinh học làm bao bì thực phẩm, dược phẩm.  
« 1 3 5 6 7 8 » ( 8 )
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 88
Trong tuần: 1026
Lượt truy cập: 1354723

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn