banner_2021_1_

Công nghệ Môi trường

  • Đồng xử lý chất thải rắn trong lò hơi tầng sôi tại các nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp từ nguyên liệu giấy thu hồi: Thuận lợi, khó khăn, thách thức và giải pháp

    Đồng xử lý chất thải rắn bằng lò hơi tầng sôi giúp tận dụng được nhiệt lượng phục vụ lại quá trình sản xuất, xử lý được hầu hết chất thải rắn thông thường phát sinh, góp phần làm giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì

    Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ MBBR trong xử lý sinh học kỵ khí nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp.
  • Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy bao bì công nghiệp theo phương pháp kỵ khí có giá thể di động ở quy mô phòng thí nghiệm

    Mục đích của nghiên cứu là lựa chọn loại giá thể di động (MBBR) và tối ưu hóa yếu tố công nghệ như: thể tích giá thể và pH phù hợp trong bể sinh học kỵ khí có MBBR xử lý nước thải sản xuất giấy bao bì. Thí nghiệm được triển khai nghiên cứu trong 60 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, loại giá thể được lựa chọn có dạng khối lập phương màu trắng, kích thước 15 x 15mm, diện tích bề mặt riêng 8.000 -10.000 m2/m3, hiệu quả xử lý các chất hữu cơ COD đạt 88,08%; thể tích giá thể là 25%, pH từ 6,5 -7,5.
  • Nghiên cứu ảnh hưởng một số điều kiện phản ứng đến hoạt tính xử lý chất màu hữu cơ trong nước thải sản xuất bột giấy bằng công nghệ ozone bọt mịn

    Nghiên cứu trình bày quá trình xử lý màu trong nước thải sản xuất bột giấy bằng công nghệ ozone bọt mịn. Sự ảnh hưởng của các yếu tố như các phương pháp tạo ra các bọt ozone siêu nhỏ, nồng độ ban đầu của màu nước thải, pH dung dịch, độ mặn của dung dịch và những kết quả thu được bằng cách xây dựng phương trình động học bậc một được tiến hành làm rõ trong nghiên cứu này. Kết quả từ nghiên cứu suy ra được phương pháp ozone bọt mịn chứa nhiều tiềm năng do tình hiệu quả và an toàn trong quá trình xử lý nước thải. Bên cạnh đó, các yếu tố pH dung dịch  và độ mặn của dung dịch không ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý chất màu.
  • Nghiên cứu đồng đốt chất thải rắn trong lò hơi tại Công ty TNHH Xưởng giấy Chánh Dương và Công ty TNHH Giấy Kraft Vina

    Các tác giả đã xây dựng hệ số phát thải trung bình đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại phát sinh từ ngành sản xuất giấy và bột giấy là 122,41 và 0,95 kg/tấn giấy, tương ứng. Trên cơ sở đó, các tác giả đã ước tính được khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh là 54.9112 tấn chất thải rắn thông thường, 426 tấn chất thải rắn nguy hại (năm 2020); 91.740 tấn chất thải rắn thông thường, 712 tấn chất thải rắn nguy hại (năm 2025). Tác giả cũng đã trình bày kết quả thử nghiệm đồng đốt chất thải rắn không nguy hại trong lò hơi của Công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương và Công ty TNHH Giấy Kraft Vina. Kết quả cho thấy khi đồng đốt chất thải từ nhà máy giấy trong lò hơi sử dụng nhiên liệu than và trong lò hơi sử dụng củi thì các chỉ tiêu ô nhiễm của khói thải vẫn đạt quy chuẩn môi trường.
  • Nghiên cứu công nghệ MBR (Membrane Biological Reactors - Bể phản ứng sinh học có sử dụng màng) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý sinh học hiếu khí cho nước thải sản xuất bột giấy và giấy

    Nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nuớc thải giấy và bột giấy bằng công nghệ màng lọc sinh học (MBR) trong quy mô phòng thí nghiệm. Bể phản ứng được thiết kế với dung tích 155 lít (L*W*H =50*38,75*80 cm) và sử dụng module màng nhúng chìm có kích thước lỗ lọc tương đương 0,03 µm. Nghiên cứu bố trí thí nghiệm, đánh giá hiệu quả xử lý nuớc thải sản xuất bột giấy và giấy trong thời gian 30 ngày. Hiệu quả xử lý trung bình COD, BOD5, độ màu và TSS tương ứng lần luợt 86,44; 91,47; 87,43  và 79,73%. Trong 30 ngày nghiên cứu, năng suất lọc giảm dần từ 31 xuống còn 23,8 lít/m2.h. Ứng dụng thử nghiệm công nghệ màng lọc sinh học trên quy mô thực tế với nuớc thải sản xuất giấy bao bì công nghiệp đạt hiệu quả 90 – 96% đối với COD, 91 – 97% đối với BOD5; 70 – 90% độ màu và đặc biệt đạt 95 – 98% với TSS. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ứng dụng tiềm năng của sự kết hợp giữa xử lý sinh học và lọc màng trong việc tái chế nước thải ngành giấy.
  • Biomass và rác thải: Giải pháp năng lượng cho ngành giấy

    Ngành giấy tiêu thụ năng lượng lớn thứ 5 trên thế giới – sử dụng 4% năng lượng toàn cầu mỗi năm. Do đó, nhu cầu tiêu hao nhiên liệu tương ứng cũng vô cùng lớn.
  • Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn

    Để hình thành, phát triển kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cần thiết phải xây dựng và xác lập một hành lang pháp lý rõ ràng; cần triển khai nghiên cứu sâu rộng về phát triển kinh tế tuần hoàn từ cách tiếp cận chung toàn cầu, nguyên tắc xác lập theo ngành, lĩnh vực, tiêu chí của mô hình, từ đó lựa chọn vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam.
  • Tổng quan phương pháp xử lý bùn thải từ sản xuất giấy và bột giấy

    Trong công nghiệp giấy và bột giấy, quá trình xử lý nguyên liệu, chế biến bán thành phẩm cũng như xử lý nước thải dùng nhiều hóa chất tạo ra nhiều bùn thải giấy (paper machine sludge - PMS). Bùn thải giấy có nguồn gốc từ bùn nhà máy sản xuất bột giấy, nhà máy sản xuất giấy. Thành phần bùn thải gồm giấy gồm nước, cellulose, hemicellulose, lignin, chất trích ly, tro và các chất khác như chất điều hòa, chất phụ gia...Hiện có nhiều phương pháp xử lý lượng bùn thải này như chôn lấp, làm nguyên liệu đốt, làm chất hấp thụ, trải bề mặt đất, ép bùn thành dạng tấm, làm nhiên liệu cho trong sản xuất gạch. Trong đó phương pháp chuyển bùn thành phân bón ngày càng phổ biến, quá trình sản xuất phân bón ngoài yếu tố về nguyên liệu là PMS các yếu tố ảnh hưởng khác phải kể đến là tỷ lệ C/N, nhiệt độ, pH, vi sinh vật, oxygen, chất hữu cơ, độ ẩm. Sản xuất phân bón từ PMS có nhiều ưu điểm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nông, lâm nghiệp đồng thời giảm tải áp lực môi trường nên ngày càng được sử dụng rộng rãi.
  • Tổng quan các giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần tiếp xúc với thực phẩm (SUPF) của các nước trên thế giới

    Sản phẩm nhựa dùng một lần tiếp xúc với thực phẩm (Single use plastic for food –SUPF) gồm có túi nhựa, ống hút nhựa và các loại đựng thực phẩm khác như cốc, khay, nắp, … Các nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau về lệnh cấm, thuế/phí để giảm thiểu SUPF. Bài viết này thống kê các biện pháp đã được áp dụng ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương và hiệu quả việc giảm thiểu SUPF.  
2 3 » ( 3 )
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 38
Trong tuần: 1025
Lượt truy cập: 984870

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn