banner_2021_1_

Cơ hội đang chờ ngành giấy

Ngày 04-05-2020

Ông Đặng Văn Sơn, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) nhận định, các sản phẩm giấy là một trong nhóm ngành hàng sẽ có nhu cầu tăng cao sau dịch bệnh, nhất là các loại hộp giấy đựng đồ ăn, khăn giấy và các loại giấy đặc biệt (giấy văn phòng…). Vì̀ vậy, ngay từ bây giờ, rất nhiều DN ngành giấy đang chuẩn bị để bước vào một giai đoạn sản xuất, kinh doanh mới.

Các sản phẩm giấy là một trong nhóm ngành hàng sẽ có nhu cầu tăng cao sau dịch bệnh

Trước khi dịch bệnh xảy ra, ngành sản xuất giấy của Việt Nam nhập khẩu giấy nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, chiếm 20,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu giấy nguyên liệu. Thị trường đứng thứ hai là Hàn Quốc, chiếm 17% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu giấy các loại của cả nước. Thị trường lớn thứ 3 là Indonesia (chiếm trên 12%), tiếp đến là Nhật Bản, Thụy Sỹ…

Mặc dù đối với ngành giấy, các tác động lên cung và cầu hiện nay (trong thời gian dịch bệnh) chưa quá lớn, nhưng việc hạn chế về logistics đã khiến nguồn cung của Trung Quốc bị sụt giảm, dẫn đến tăng cầu lên các thị trường nguyên liệu khác. Trong khi đó, hiện việc mở rộng sản xuất lúc này là không khả thi, cộng với yếu tố tâm lý bất an của người tiêu dùng, dẫn đến giá giấy nguyên liệu dự báo sẽ tăng trong ngắn hạn. Và thực tiễn đã có nhiều nhà cung cấp điều chỉnh tăng giá từ tháng 3/2020 như, Nhà máy giấy Duplex tại Hàn Quốc, Ấn Độ đã thông báo tăng giá. Các nhà cung cấp giấy Coutche của Hàn Quốc cũng đưa thông tin tăng giá. Việc tăng giá lần này một phần do giá nguyên liệu giấy, kể cả giấy thu hồi cũng đã tăng và đây là thời điểm phù hợp để các nhà sản xuất điều chỉnh tăng giá bán. Và như vậy, giá giấy tăng có thể ảnh hưởng đến giá của một số mặt hàng bao bì giấy như hộp giấy, thùng carton, túi giấy, tem, nhãn, thẻ treo, vật phẩm quảng cáo...

Theo VPPA, việc nhu cầu giấy và sản phẩm giấy tăng mạnh sau khi dịch bệnh kết thúc vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với DN Việt. Bởi sau khi dịch bệnh kết thúc, các ngành sản xuất tăng hoạt động trở lại sẽ làm tăng mạnh nhu cầu giấy sản xuất bao bì, hộp giấy đựng đồ ăn, khăn giấy và các loại giấy đặc biệt khác. Trong khi nguồn nguyên liệu nhập khẩu chưa tăng, do các nước Hàn Quốc, Trung Quốc hiện chưa tập trung xuất khẩu, sẽ khiến việc thiếu hụt nguyên liệu xảy ra và giá giấy tăng.

Mặc dù có khó khăn, nhưng VPPA cũng đánh giá, so với các lĩnh vực ngành hàng khác, thì ngành giấy vẫn có nhiều điểm sáng hơn. Bởi DN trong ngành đã chủ động tìm và đa dạng hóa nguồn cung ứng vật tư, thiết bị (mền xeo, bạt sấy, phụ tùng…) để đảm bảo không bị gián đoạn sản xuất, tránh bị lệ thuộc, bị động trong tương lai. Nhiều DN lớn vẫn còn tồn kho nguyên liệu sản xuất (hoặc có hệ thống thu gom trong nước tốt) đến quý II/2020 để duy trì sản xuất. Đồng thời, các DN cũng đánh giá chính xác nhu cầu xuất khẩu giấy bao bì và hàng hóa (chủ yếu là nông, hải sản) đến các thị trường lớn như Trung Quốc, ASEAN để có thể đảm bảo an toàn trong thanh khoản và không bị tồn kho. Ngay thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giấy (bao gói, thùng giấy…) của hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu là rất lớn, là thị trường tiêu thụ ổn định.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

Bình luận

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 6
Trong tuần: 2000
Lượt truy cập: 1297868

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn