banner_2021_1_

Nhiều sản phẩm, giải pháp ấn tượng tại Triển lãm ngành công nghiệp Đóng gói Bao bì và In ấn

Ngày 27-09-2022

Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao bì và In ấn (VietnamPrintPack2022) được tổ chức từ ngày 21-24/9/2022 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) (Quận 7, TP. Hồ Chí Minh).

Một góc triển lãm

Trong 4 ngày từ ngày 21/9/2022 đến ngày 24/9/2022, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC) đã diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao bì và In ấn (VietnamPrintPack2022), với sự góp mặt của đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các công ty công nghệ, doanh nghiệp trên thế giới quảng bá sản phẩm, công nghệ in ấn và bao bì tân tiến nhất tới các đối tác Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa các thị trường sau giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19.

Tại chương trình năm nay, triển lãm VietnamPrintPack đã quy tụ hơn 170 nhà triển lãm đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhiều thương hiệu lớn như: Koenig & Bauer, Sansin, Trung My A, PTS, Böttcher, Zhejiang Zhongte, Dongguan Fengchi,… Tổng cộng có 412 gian hàng, chủ yếu trưng bày các sản phẩm công nghệ, giải pháp đa dạng phục vụ cho nhu cầu của ngành in ấn và bao bì, gồm máy in kỹ thuật số, máy cán màng, máy máy in UV, máy móc đóng gói, dây chuyền sản xuất bìa cứng, máy dán hộp, vật liệu và phụ kiện đóng gói…

Cụ thể, Koenig & Bauer, Sansin, Trung My A và PTS đã cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi công đoạn trước in, in và sau in. Trong khi đó, các đơn vị triển lãm nổi bật khác như nhà cung cấp vật liệu in và hóa chất Böttcher, nhà sản xuất máy móc in nhãn Zhejiang Zhongte, chuyên gia máy cán Dongguan Fengchi, nhà cung cấp máy sóng Hsieh HSU và nhà sản xuất máy đánh hồ tự động West River đã giới thiệu các sản phẩm mới nhất của mình, trưng bày các chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của ngành in ấn và bao bì.

Đáng chú ý, sự kiện năm nay còn có sự hiện diện của Alibaba.com – một trong những nền tảng hàng đầu về thương mại toàn cầu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Thông qua Công ty MediaStep Software Vietnam, đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam, đơn vị này đã tổ chức chuỗi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp chuyển đổi số, được thiết kế độc quyền cho nhà bán hàng Việt Nam trên Alibaba.com.

bai_nhieu_san_pham_...bao_bi_va_in_an_a2 

Đại diện Alibaba.com chia sẻ thông tin tại triển lãm 

Lý giải về việc tổ chức chuỗi hoạt động hỗ trợ, ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển kinh doanh và Quan hệ chính phủ Alibaba.com cho biết: “Theo nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2019 đến năm 2021, số lượng người mua và tổng khối lượng hàng hóa (GMV) của ngành hàng In ấn & Bao bì trên nền tảng thương mại điện tử B2B của doanh nghiệp Alibaba.com đã duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định và thị trường này đang hứa hẹn rất nhiều tiềm năng cho các nhà cung cấp đến từ Việt Nam. Đồng thời, ngành công nghiệp bao bì đang bước vào giai đoạn thử thách mới với sự thâm nhập của thương mại điện tử toàn cầu đang trên đà tăng tốc, tốc độ tăng trưởng thị trường bao bì thương mại điện tử CAGR dự đoán đạt 14,8% để đạt mốc 60 tỷ USD vào năm 2026. Nhu cầu về bao bì của các thương hiệu vừa và nhỏ đã tạo ra các yêu cầu mới về bao bì cần phải thông minh, tiện lợi hơn.” 

Bên cạnh những yếu tố trên thì ngành in ấn và bao bì Việt Nam còn sở hữu nhiều yếu tố triển vọng khác nhau như: triển vọng xuất khẩu cao; lợi thế lớn từ các Hiệp định thương mại tự do; xu hướng dịch chuyển sản xuất... Chính những điều đó đã dẫn tới yêu cầu phải xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. 

Theo nghiên cứu của Hiệp hội giấy Việt Nam, mức tiêu thụ bao bì giấy ở nước ta trong giai đoạn 2021 đến 2025 dự kiến sẽ tăng 12% nhờ tốc độ đô thị hóa.


Bên cạnh đó, ngành in ấn, bao bì cũng được hưởng lợi từ tốc độ phát triển vượt bậc từ lĩnh vực thương mại điện tử. Cụ thể, theo số liệu từ Cục Thương mại điện tử và kinh tế số thì lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, năm 2021 thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD.

Nguồn: khcncongthuong.vn

Bình luận

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
bocongthuong4hhgiaybokhcntissue_
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 355
Trong tuần: 1374
Lượt truy cập: 1456868

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô

Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn