Cây bạch đàn (Eucalypts) được du nhập vào Việt Nam từ những năm 60 với nhiều dòng khác nhau. Theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhiều năm của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thì các loài cây này thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều và có mức độ sinh trưởng khá cao. Cây bạch đàn có chu kỳ khai thác 5-7 năm có chất lượng xơ sợi tốt, hàm lượng xenlulo chiếm từ 45-50%, hiện nay là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bột giấy. Vì vậy, với hướng đi mới đầy tiềm năng, bạch đàn hoàn toàn phù hợp cho sản xuất vật liệu xenlulo, trong đó có nanoxenlulo.
Cây bạch đàn | Nanoxenlulo |
Công nghệ nanoxenlulo còn là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam. Năm 2009, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu cơ bản sản xuất xenlulo vi tinh thể (MCC) cho công nghiệp dược phẩm từ bột giấy nhưng hiệu suất thấp, chỉ đạt 60,75% so với bột giấy thương phẩm do trong bột vẫn chứa hemixenlulo lớn, hàm lượng α–xenlulo là 72%. Tuy nhiên, trong nước chưa có nghiên cứu nào thu nhận bột α-xenlulo có hàm lượng cao đi từ nguồn nguyên liệu thực vật. Vì vậy, nhằm làm chủ công nghệ và tối ưu hóa các điều kiện công nghệ ứng dụng nanoxenlulo cho công nghiệp dược phẩm, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã đề xuất và được Bộ Công Thương giao thực hiện đề tài:“Nghiên cứu công nghệ sản xuất nanoxenlulo từ nguồn nguyên liệu xơ sợi trong nước”. Kết quả của đề tài đã xác lập được quy trình công nghệ sản xuất vi sợi nanoxenlulo từ nguyên liệu gỗ bạch đàn, sử dụng làm vật liệu nền trong công nghiệp dược phẩm
Thử nghiệm MCC, nanoxenlulo làm tá dược cho sản xuất thuốc
MCC, nanoxenlulo thu được hoàn toàn sử dụng làm tá dược cho sản xuất thuốc, chất lượng đạt tương đương với tá dược Avicel PH 112 trên thị trường hiện nay.
Nanoxenlulo là một sản phẩm đầy tiềm năng trong những năm tới, trong đó chủ yếu là vi sợi nanoxenlulo. Các thị trường quan trọng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Châu Âu, nhu cầu được dự báo là những nơi tiêu thụ nanoxenlulo lớn, ứng dụng trong các ngành như vật liệu tổng hợp, bao bì, y sinh, dược phẩm, thực phẩm, sơn, polyme và một số ngành công nghiệp khác.
Nguồn: Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất nanoxenlulo từ nguồn nguyên liệu xơ sợi trong nước”
Người gửi / điện thoại
Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô
Địa chỉ: 59 Vũ Trọng Phụng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà NộiĐiện thoại: 024.3858.1072; Email: viengiayvietnam@gmail.com; Website: http://rippi.com.vn