Tỉnh đề ra mục giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 27.700 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm, trong đó, phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Để hoàn thành mục tiêu, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp.
Tetra Pak – nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển đã ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Công nghệ Giấy Biopa (Biopa) và Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm (Vạn Điểm) để đi đầu trong việc thực hiện thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tại miền Bắc.
Các doanh nghiệp ngành giấy muốn đẩy mạnh hoạt động tái chế giấy hướng đến sản xuất tuần hoàn. Tuy nhiên, việc thu mua giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ người buôn đồng nát, nhà thu gom cấp 1, cấp 2… nên hầu hết không có hóa đơn. Điều này tạo rủi ro lớn cho doanh nghiệp trong việc chứng minh xuất xứ và hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Khó cả đầu vào lẫn đầu ra
Gần đây nhiều thách thức liên tục đặt ra cho các nhà sản xuất giấy vệ sinh về vấn đề phải giải quyết những nhu cầu ngày càng tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nước và năng lượng tiêu thụ do nhu cầu tiêu thụ giấy giấy vệ sinh đang ngày càng lớn.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Thông tư 01/2023/TT-BKHCN ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
Giá điện tăng 3% có thể khiến giá thành sản xuất thép 'đội' thêm khoảng 0,18%, giá thành xi măng tăng khoảng 0,45%, giấy tăng 0,4%... Đây sẽ là áp lực đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay, mặc dù EVN cho rằng giá điện phải tăng cao hơn thì mới đủ bù đắp chi phí.
Thời gian gần đây, việc sử dụng bao bì giảm thiểu tác động đến môi trường được thúc đẩy bởi xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh tăng lên trên toàn cầu. Hiện nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng đã chuyển đổi quá trình sản xuất sang mô hình kinh tế tuần hoàn...
Bằng việc đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án cùng với sự hỗ trợ, giám sát của chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi, nhà máy Bột - Giấy VNT 19 dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 với mục tiêu vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh vừa bảo vệ môi trường.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, TS. Đặng Văn Sơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho rằng, Nghị định số 12/2023/NĐ-CP của Chính phủ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh. Đây có thể là “chiếc phao cứu sinh” để doanh nghiệp sớm phục hồi, đóng góp vào tăng trưởng năm 2023.