Bằng phương pháp tổng hợp số liệu, tìm hiểu tài liệu kết hợp các phương pháp thực nghiệm phổ biến, nhóm nghiên cứu của Công ty CP Giấy Vạn Điểm đã sản xuất thành công nhũ tương copolymer styrene acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp. Đây là sản phẩm chống thấm cho bề mặt giấy đầu tiên được sản xuất trong nước có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại.
Với mục đích góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp giấy, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, Viện Công nghiệp giấy và xenluylô (Bộ Công Thương) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ tạo chế phẩm enzyme trợ nghiền từ vi khuẩn - xạ khuẩn chịu nhiệt và ứng dụng trên dây chuyền sản xuất giấy tissue”.
Trong khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Công nghệ sinh học nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học để phân huỷ nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất giấy thân thiện môi trường” nhằm thúc đẩy nguồn nguyên liệu sản xuất giấy bền vững.
Giấy thấm trên thị trường có rất nhiều loại, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, giấy thấm sử dụng để kiểm tra độ hút nước của giấy được đánh giá là sản phẩm đặc thù cho ngành giấy.
Giấy chống thấm dầu mỡ (greaseproof) là loại giấy bao gói có khả năng chống thấm dầu mỡ. Loại giấy này khi sử dụng cho bao gói thực phẩm thì không những phải có tính chất phù hợp với giấy bao gói mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy bao bì công nghiệp là một trong những sản phẩm chính của ngành công nghiệp Giấy Việt Nam, chiếm đến trên 70% tổng nhu cầu tiêu dùng nội địa (giấy lớp mặt và lớp sóng cho sản xuất thùng cactông đáp ứng được trên 80% (2018)). Tuy nhiên, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu trên một triệu tấn giấy bao bì các loại, chủ yếu là các sản phẩm giấy chất lượng cao.